Archive | Tháng Mười 2012

Lân Nguyễn(ct) : Bùi Xuân Đính Ôn Cố Tri Tân (i) Vua Minh Mạng Trị Con Hư Để Làm Gương Cho Thiên Hạ

Vua Minh Mạng (1791 – 1841) nổi tiếng trong lịch sử nhà Nguyễn nói riêng, các vương triều phong kiến Đại Việt nói chung không chỉ là vị vua giỏi việc hành chính,  giỏi thơ văn mà còn rất nghiêm khắc với trăm quan, người thân; không để các tình cảm thân quen làm ảnh hưởng công việc; không để vợ con, anh em ỷ thế mình mà làm những việc ngang trái. Ông còn nổi tiếng trong việc dạy con. Tuy có tới 142 người con (gồm 78 trai – thường có tên gắn với chữ “Miên”, 64 gái) và tuy rất bận với công việc trong triều, song ông luôn để ý đến họ, thấy họ sai là chấn chỉnh luôn. Câu chuyện dưới đây là ví dụ điển hình về việc răn dạy con rất nghiêm khắc của ông.
Trong số các con trai của Vua Minh Mạng có Hoàng tử Miên Phú. Cậy thế vua cha, Phú thường chơi bời lêu lổng. Vào một đêm tháng Một năm Ất Mùi (tháng 12 năm 1835), trời rét, Miên Phú cùng bọn phủ thuộc là Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế tổ chức đua ngựa ở ngoài hoàng thành. Đua được mấy vòng, Miên Phú về trước, mấy tên phủ thuộc tiếp tục cho ngựa chạy thi. Vó ngựa rầm rập gây náo loạn nhiều đường phố. Một bà già đi bên đường tránh không kịp, bị ngựa của Hoàng Văn Vân xéo chết !
Vua Minh Mạng được tin, sai các quan đại thần là Trương Văn Quế, Tôn Thất Bằng, Phan Bá Đạt đi điều tra. Ngày hôm sau, Vua nhận được lời Tâu của các qaun, liền dụ rằng : “Trẫm rất buồn giận, thường ngày Trẫm vẫn rất nghiêm khắc với các hoàng tử, hễ sai phạm là trừng phạt ngay, chưa từng dung tha một chút nào. Miên Phú từ nhỏ bẩm tính ngu đần, lời nói việc làm đều bỉ ổi, lớn lên chỉ rong chơi. Trẫm đã nhiều lần nghiêm khắc dạy bảo, nhưng không biết chừa và sửa lỗi. Nay (Phú) lại gần gũi với lũ tiểu nhân tổ chức phi ngựa ngoài đường lớn Kinh thành là nơi quan quân đi lại đông đúc để đến nỗi xéo chết mạng người. Sao còn xứng đáng là công tử nữa. Lại không vâng lời cha dạy bảo, thực là đứa con xấu xa, tội nào còn lớn hơn nữa. Nay để giữ công bằng, quyết không có lý nghị thân, nghị quý(1). Phàm các em và con cháu chớ nên coi khinh, lấy thân để thử pháp luật, gương sáng chẳng xa, ai nấy phải kính nể”.
Rồi Vua ra lệnh tước mũ áo của Miên Phú, cách lương bổng hàng năm, giam lỏng ở nhà riêng để tự mình sửa lỗi, không cho ra ngoài một bước, không được dự vào hàng các hoàng tử, chỉ được gọi tên là Phú. Phú còn phải bồi thường cho người bị hại 200 lạng bạc.
Đối với bọn Hoàng Văn Vân, Vua Minh Mạng cũng chỉ rõ : “Vân là đứa con côn đồ, nương tựa nơi cửa quyền, ngày ngày cám dỗ người khác càn quấy, quen làm những điều bất thiện. Lại dám phóng ngựa ở nơi công đường, thực là không coi ai vào đâu. Nếu xét án thì khó mà khép tội giết người vì lầm lỡ được, phải xử tội thực phạt”.
Rồi Vua sai chém Vân ngay sau khi hết hạn tạm giam, để “răn những kẻ bám vào cửa quyền không coi pháp luật vào đâu”. Anh em tên Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế bị đày đi phát vãng ở nơi xa, khi đến nơi còn bị đánh 100 gậy.
Lời bàn:
Câu chuyện có thật trên đây được ghi trong sách Đại Nam thực lục – bộ chính sử của nhà Nguyễn trên đây gợi lên những suy nghĩ về thái độ ứng xử trước pháp luật của ba thành phần xã hội.
Trước hết là Hoàng tử Miên Phú. Là con vua, nhưng Phú không những không biết giữ cho cha, theo gương cha để trở thành người tốt, để xứng đáng là “con ông cháu cha; con vua cháu chúa”, đặng kế tục được sự nghiệp của cha; mà còn ỷ thế cha mình để chơi bời lêu lổng, kết giao với cả bọn du thủ du thực, làm càn, vi phạm pháp luật, gây chết người, dẫn đến bị tước cả danh hiệu, bổng lộc, bị phạt giam … Cho hay, một con người dù đã có nền, có móng, có bệ đỡ chắc chắn, nhưng không biết tu thân, tích đức, thì nền móng, bệ đỡ đó cũng sớm bị “tan tành”. Và giữa Hoàng tử quý phái và người tầm thường, giữa người lẽ ra đáng được trân trọng, nể phục với kẻ đáng bị lên án, khinh bỉ; giữa người thuộc tầng lớp “thượng thượng lưu” với kẻ tội đồ chỉ là khoảng cách rất mỏng manh.
Thứ hai, là bọn Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Quế, Bùi Văn Nghị. Là người trong phủ thuộc, lẽ ra phải có trách nhiệm giám sát, quản lý các hoạt động, hành vi của con vua, để góp phần cùng vua rèn, giáo dục hoàng tử; hơn thế nữa, còn có điều kiện để học tập những cái tốt, điểm hay của dòng phái nhà vua. Vậy mà, bọn Vân, Quế, Nghị không những không làm được điều đó mà còn ỷ thế là phủ thuộc của con vua để càn quấy, coi thường pháp luật. Chúng không những phạm tội mà còn gián tiếp đẩy con vua vào vòng tội lỗi. Và bị vua ra lệnh thẳng tay trị tội chẳng có gì oan ức với chúng.
Thứ ba là Vua Minh Mạng. Là người nổi tiếng thượng tôn pháp luật, đã không biết bao lần, ông sâu sát, nghiêm minh xét từng vụ án các quan phạm tội, kể cả các quan có nhiều công lao và từng là cận thần của mình. Điều này hẳn là bình thường và “dễ dàng” với một vị quân vương. Song với các em và các con mình, một vị quân vương dù “rắn” đến mấy, cũng phải có lúc “mềm lòng”, lưỡng lự trong việc xử lý, bởi liên quan đến tình cảm máu mủ ruột rà, nhất là khi phải áp dụng các biện pháp phạt bổng, đánh gậy với họ – những người từ bé sớm được yêu chiều, sống trong nhung lụa.
Tuy nhiên, Vua Minh Mạng lại không nghĩ như vậy. Ông hiểu rằng, nếu “nương tay” với Miên Phú, trăm quan và muôn dân sẽ chẳng “tâm phục khẩu phục” khi cho rằng, vua chỉ nghiêm với quan, dân mà lại dung túng cho cái sai của con em mình. Ông cũng hiểu rõ, nếu nương tay với Phú, Phú sẽ càng được thế ỷ vào vua cha, tiếp tục làm những điều càn bậy. Khi đó, ông không chỉ “mất con” mà còn mất đánh cả thành danh uy tín của mình. Vì thế, ông đã thẳng tay phạt con mình quen thói ỷ thế cha làm vua để chơi bời lêu lổng, kết thân với bọn xấu làm điều bất lương; trị tội nghiêm khắc cả các thuộc hạ của con, dùng con làm “bình phong, lá chắn” để càn quấy, gây rối trật tự xã hội. Minh Mạng là điển hình của việc dạy con biết sống theo pháp luật, làm gương cho cả thiên hạ.

Chẳng bù cho một số người trong xã hội ta ngày nay, cậy có tiền, cậy có quyền, nuông chiều con để con hư hỏng; không ít kẻ cậy thế của cha mẹ để làm càn, nhận hối lộ của các cơ quan dưới quyền cha mình, một số kẻ “choai choai” thì càn quấy, vi phạm pháp luật, sau đó lại được cha mẹ dùng tiền, dùng thế “bảo lãnh” xin về, mà những vụ các “công tử nhà quan, nhà giàu” tổ chức đua xe máy, thậm chí đua ô tô trong một vài năm gần đây là ví dụ điển hình.

Câu chuyện này cần nêu lên để những người đó suy ngẫm.

(1) Nghị thân: những người thân thích của vua. Nghị quý : những người có chức tước lớn, được vua quý trọng. Theo luật pháp phong kiến, những người này thuộc diện bát nghị, khi phạm tội sẽ được tha tội hoặc giảm tội.                                  .

* Bài đăng trong tập sách Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến của tác giả, Nxb. Tư pháp, 2005. Tác giả có chỉnh sửa lại lời bình.

(ii)
Vua Minh Mạng Trị Tội Bọn Cường Hào Ác Bá Tỉnh, Huyện, Xã
Thời phong kiến, hệ thống thanh tra của nhà nước gồm các cơ quan: Đô Ngự sử (từ thời Nguyễn đổi thành Viện Đô sát) ở cấp trung ương, Giám sát Ngự sử ở cấp liên trấn (thời Nguyễn là cấp liên tỉnh) và Hiến ty ở cấp trấn (thời Nguyễn là tỉnh). Mỗi cơ quan, mỗi cấp thanh tra này có chức năng, nhiệm vụ riêng, song đều có nhiệm vụ chung là kiểm tra, giám sát quan lại, phát hiện các vụ việc tiêu cực của họ. Các cơ quan cũng như các chức quan của hệ thống thanh tra này hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào nhau và cũng không phụ thuộc vào cơ quan hành chính cũng như cơ quan ngành dọc cùng cấp hoặc trên cấp. Chẳng hạn, một vị Hiến sát sứ ở Hiến ty (thanh tra cấp tỉnh), phát hiện một vị quan tỉnh tham tang, có quyền tâu thẳng lên Viện Đô sát, thậm chí tâu thẳng lên vua, không cần thông qua Giám sát Ngự sử (thanh tra cấp liên tỉnh); cũng không phải thông qua Tổng đốc hay Tuần phủ là các quan đứng đầu tỉnh đó.
Ngoài ra, những khi một địa phương nào đó trải qua binh đao, quan lại ức hiếp dân chúng gây tao loạn, các vua thường cử đoàn thanh tra đặc biệt, gọi là Kinh lược sứ, gồm các quan đại thần có uy tín, tài năng và công tâm đến, có nhiệm vụ làm rõ nguyên nhân, ổn định tình hình; được toàn quyền giải quyết các vụ việc ở địa phương đó rồi tâu báo lại với vua.
Vào tháng Tư­ năm Đinh Hợi, triều Vua Minh Mạng (tháng 5 năm 1827), tại trấn Nam Định (từ năm 1831 đổi thành tỉnh Nam Định), nhân dân gặp nhiều đau khổ vì nạn trộm cư­ớp hoành hành và quan lại địa phương nhũng nhiễu, hà hiếp. Nhiều đơn thư kêu cứu liên tiếp gửi vào triều đình Huế. Vua Minh Mạng bèn phái một đoàn kinh l­ược sứ, đứng đầu là các quan đại thần Nguyễn Văn Hiếu Nguyễn Kim Xán ra Bắc xem xét tình hình.
Đến Nam Định, các quan Kinh lư­ợc một mặt khẩn cấp xét cấp tiền gạo cho những người bị hại ở các làng quê; mặt khác đi đến các phủ huyện nào cũng cho phép người dân được đến gặp quan thanh tra triều đình phản ánh tình hình quan lại địa phương.
Sau một thời gian, đoàn Kinh lược sứ thu được rất nhiều chứng cứ về các hành vi tham tang, ức hiếp dân chúng của quan lại các cấp trấn này. Một số quan cấp phủ, huyện bị đưa ra xét xử ngay, khiến cho nhiều quan các phủ huyện khác lo sợ. Từ nỗi lo sợ “dắt dây” của quan lại các phủ huyện, các quan Kinh lược sứ phát hiện ra đầu mối của tình hình tao loạn ở trấn Nam Định chính là một số quan chức trấn này, gồm Cai án Phạm Thanh, Thư ký Bùi Khắc Tham. Họ là những kẻ “gian tham, giảo quyệt, hung ác, ng­ười trong vùng đều oán giận”. Nghe tin có quan Kinh lược sứ của triều đình về, các quan tham này đều lo sợ, đến nỗi Phạm Thanh bỏ cả ấn tín, công sở chạy trốn.
Vụ việc đư­ợc tâu lên Vua Minh Mạng. Vua lệnh cho các quan Kinh lược sứ phải bắt bằng đ­ược Phạm Thanh, bằng không sẽ bị xử theo luật “cố thả”. Vua lại dụ quở  trách các quan trấn thần Nam Định: “Lũ các ngươi làm quan trong hạt lại để có nhiều kẻ tham lam, làm hại dân, rồi lại bao che cho chúng mà nói dối vua, dám tâu rằng không xét thấy việc tham bỉ. Đến như­ Phạm Thanh tội lớn, khi Kinh lư­ợc sứ đến nơi thì sự việc vỡ lở nên lọt tin ra để nó trốn đ­ược. Các ng­ươi trị dân thì vỗ nuôi sai pháp, giặc nổi như­ ong; xét quan thì không biết phân biệt, dung túng thiên vị, như­ thế thì khép vào tội cách chức ch­ưa thỏa”.
Rồi Vua ra lệnh giải chức của  các quan đầu trấn Nam Định là Đỗ Văn Thịnh, Trần Chính Đức, Vũ Đức Khuê; đồng thời lệnh cho họ trong ba tháng phải bắt được những kẻ phạm tội, căn cứ vào đó để xét giảm tội hay không.
Nghe tin vậy, Bùi Khắc Kham cũng bỏ trốn, như­ng ít lâu sau cùng bị bắt với Phạm Thanh. Nhân dân địa phư­ơng lại đem các việc làm xấu xa của họ ra tố cáo. Vua Minh Mạng sai giải bọn Thanh – Kham đến chợ trung tâm của trấn, chém ngang lư­ng, tịch thu gia tài của chúng đem chia cho những ng­ười dân nghèo.
Đoàn Kinh l­ược sứ còn đi xem xét một số phủ, huyện khác, điều tra và đề nghị trị tội một số quan lại thoái hóa. Tri phủ Kiến X­ương Nguyễn Công Tuy tham tang phải tội chết, Đồng Tri phủ Ứng Hòa Phan Thọ Vực và Tri huyện Đại An Nguyễn Văn Nghiêm cố ý dung túng cho các nha lại nhũng nhiễu hại dân đều bị cách chức. Nhiều quan của các nha phủ khác qua tra xét thấy không xứng đáng chức đã bị truất bãi về làm dân.
Lời bàn:
Vụ việc trên đây được ghi rõ trong sách Đại Nam thực lục – bộ quốc sử của nhà Nguyễn. Từ vụ việc này cho thấy những bài học giá trị với việc quản lý xã hội và công tác thanh tra, giám sát quan lại ở các địa phương.
Một là, mặc dù hệ thống thanh tra của Nhà nước phong kiến có đủ “lệ bộ”, quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát khá rõ ràng, thậm chí với nguyên tắc thanh tra độc lập – như đã nêu ở trên, nhưng vẫn có không ít vụ quan lại vi phạm pháp luật với hai tội danh, cũng là hai “đặc trưng” cơ bản là lợi dụng chức vụ để tham tang và ức hiếp dân chúng; nhiều vụ diễn ra rất trầm trọng, khiến triều đình phải cử đoàn thanh tra đặc biệt về xem xét mà vụ việc ở trấn Nam Định trên đây là điển hình. Đó là vì, chỉ cần lơi lỏng một chút trong công tác thanh, kiểm tra, các quan lại “sẵn sàng” lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật và nỗi lo ngại của người dân về những nỗi khổ ải mỗi khi phải đến cơ quan công quyền, cơ quan pháp luật; sự quan liêu của bộ máy công quyền, sự dung túng – và cả thông đồng, “bảo kê” của quan trên; tình trạng thông tin liên lạc kém v. v.  để phạm tội. Cho nên, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn phải thường xuyên, sâu sát mới có thể ngăn chặn, hạn chế tình trạng quan lại lợi dụng để phạm tội; không thể để khi sự việc xảy ra mới cử đoàn thanh tra đặc biệt về giải quyết, bởi khi đó, hậu quả đã rất nặng nề.
Hai là, cả một “bộ sậu” quan lại ở Nam Định, từ cấp trấn xuống cấp huyện  thoái hóa, biến chất, trở thành “tập đoàn cư­ờng hào” hà hiếp dân chúng nặng nề như­ thế, nếu không có sự sâu sát và nghiêm minh của các quan Kinh l­ược sứ thì  chắc chắn, những “quan cường hào” vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, sau khi “tai qua nạn khỏi” sẽ quay lại tham nhũng và ức hiếp dân, dân lại khổ thêm biết chừng nào. Cho hay, thanh tra phát hiện các vụ việc tiêu cực đã là cần thiết, giải quyết dứt điểm vụ việc đó, hay nói một cách khác, phải “trị tận gốc, bốc tận rễ” mới là điều quan trọng.
Ba là, công lao phát hiện ra những tiêu cực, thoái hóa biến chất của quan trấn Nam Định đầu tiên chính là những người dân ở trấn này. Cho hay, có hệ thống thanh tra các cấp với đầy đủ quy chế, quy tắc làm việc rõ ràng cũng chỉ là một điểu kiện ban đầu, để phát hiện ra các vụ việc tiêu cực của quan lại địa phương, người làm công tác thanh tra phải gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của người dân.
Bốn là, việc xử lý các quan lại thoái hóa, biến chất ở trấn Nam Định rất kiên quyết và nghiêm khắc còn có vai trò rất lớn của Vua Minh Mạng.
*Bài đã đăng trên tạp chí Kiểm tra (Ủy ban Kiêm tra Trung ương) số tháng 8 năm 2011, có tiêu đề “Sâu sát và nghiêm minh”. Nhân vụ Tiên Lãng, tác giả đổi lại tiêu đề để mọi người cùng suy ngẫm, nội dung không thay đổi.

 

TTCh ( dich) Thơ : Jean-Pierre Claris de Florian (1755-1794) Nhạc : Jean Paul Egide Martini (1741-1816)

TTCh:
Bài Plaisir d’amour của Florian và Martini đã ru hồn những cặp tinh nhân suốt thế kỷ 18, 19 rồi 20, chắc cõn đến thế kỷ 21 này. Lại được biết tác giả thơ Forian lại là chau thi sĩ Voltaire và Florian lại dinh lứu đến CM 1789 nên ông bị cầm tù tại nhà tủ Bourbe, tỵ nưã lên đoạn đầu đài. Hôm nay một ngày mưa sụt sùi, buồn, thương ông và ngưỡng mộ ông nên dịch thử. Có ngây ngô xin được lượng thứ.

Thơ : Jean-Pierre Claris de Florian (1755-1794)
Nhạc : Jean Paul Egide Martini (1741-1816)
Plaisir d’amour ne dure qu’un moment,
Chagrin d’amour dure toute la vie.

J’ai tout quitté pour la belle Sylvie,
Elle me quitte et prend un autre amant.
Plaisir d’amour ne dure qu’un moment,
Chagrin d’amour dure toute la vie.

Tant que cette eau coulera doucement
Vers ce ruisseau qui borde la prairie,
Je t’aimerai, me répétait Sylvie…
L’eau coule encor’, elle a changé pourtant !

Plaisir d’amour ne dure qu’un moment, Chagrin d’amour dure toute la vie.

Martini 1760
Tình hồng
Tinh hồng ngắn chẳng tày gang                
Tình buồn theo mãi đa mang một đời
Sylvie, em vẫn ơ thờ
Bên người yêu khác hững hờ tình tôi.
Tinh hồng ngắn chẳng tày gang                
Tình buồn theo mãi đa mang một đời
Nước êm êm chảy lững lờ
Theo dòng suối mát quanh bờ đồng xanh
Lời em nói vẫn bên anh,
Nước trôi trôi mãi em thay lời nguyền.
Tinh hồng ngắn chẳng tày gang                
Tình buồn theo mãi đa mang một đời
TTCh
29-10-2012

Lê Xuân Khải: Lâm kinh (Đến bên gương) – Nguyễn Chân dịch sang Pháp Nga .

 

3.臨 鏡
面 瘦 不 應 臨 鏡 照
心 清 頻 慰 淡 生 安
思 維 慢 轉 遺 人 笑
往 念 當 年 說 李 陳


LÂM KÍNH
Diện sấu bất ưng lâm kính chiếu.
Tâm thanh tần uỷ đạm sinh an.
Tư duy mạn chuyển di nhân tiếu,
Vãng niệm đương niên thuyết Lí Trần!


ĐẾN BÊN GƯƠNG
Mặt gầy nên ngại soi gương,
Giữ lòng thanh thản, sống thường yên vui.
Tư duy chậm chuyển, người cười,
Lí Trần hay nhắc đến đời ngày xưa.
1981


DEVANT LE MIROIR
Visage émacié, dans la glace on ne se mire.
Par âme sereine et vie sobre on est soulagé.
Arriéré, on devient fable du quartier.
Des histoires de Li Tran, on trouve long à dire.


ПЕРЕД ЗЕРКАЛОМ
С измождённым видом смотреть в зердало боюсь
Веду радостную жизнь со спoкойной душой
Как притчей во языцех смеятся надо мной
О временах Ли Чан всегда рассказываю.
NGUYỄN CHÂN dịch 25.04.2009
4.曉 風
曉 風 推 醒 我 濃 眠
對 面 花 池 滿 睡蓮
不 待 風 吹 花 夜 發
還 教 枝 上 鳥 聲 暄


HIỂU PHONG
Hiểu phong thôi tỉnh ngã nồng miên.
Đối diện hoa trì mãn thuỵ liên.
Bất đãi phong xuy hoa dạ phát.
Hoàn giao chi thượng điểu thanh huyên.


GIÓ SỚM
Gió mai lay tỉnh giấc đang nồng.
Ao súng hoa đua nở rực hồng.
Chẳng đợi gió mai, hoa tự nở.
Rủ bầy chim hót rộn tầng không.
1993


LE VENT MATINAL
Du profond sommeil le vent matinal me réveille.
Nuitament, dans l’étang, n’attendant pas le vent
Les lotus s’épanouissent abondamment
Excitant les oiseaux à chanter sur la treille.

УТРЕННИЙ ВЕТЕРОК
Ветерок пробудил меня от крепкого сна
На озере лотусы ещё не проснулась
Их цветы распускаются не ожидая ветра
И птицы на ветвях на хоровод призывая

NGUYỄN CHÂN dịch 25.03.2009

Đỗ Anh Thơ : Mắt huyền vũ trụ

                      Misa năm ngủ sau lưng,
                     Giọt mưa tí tách gạn từng phút giây.
                     Màn đen choàng cả Đông Tây
                     Mắt huyền vũ trụ:  giữa ngày là đêm !.
                                               Đỗ Anh Thơ
                                    ( Đêm mưa bão Sơn Tinh
                                         28/10/2012 tại Hà Nội)

Đỗ Anh Thơ: Trò chuyện với chú Mèo có đôi mắt xanh mắt đỏ (*)

                           Huynh nhát,  đệ già ở với nhau
                            Đệ dịch sách, Huynh ra gốc cau (**).
                            Nước chảy to, Huynh đà bạt vía,
                            Non dù bé, Đệ cứ chuồn mau  !
                            Giương mắt xanh Huynh nhìn ngày rạng
                            Nhắm mắt đỏ Đệ lệ đêm thâu.
                            Ngày ngày sớm tối vui bầu bạn
                             Đệ dịch sách- Huynh ra gốc cau !
                                                     Đỗ Anh Thơ
                                                          28/10/2012
                (* ) Docago mới được con cho một chú mèo trắng để bầu bạn. Nó có đôi mắt một xanh một đỏ ..
                    (**) Đồng dao «  Con mèo mà trò cây cau ». Còn mèo Docago thi thường rón rén ra gốc cau đi vệ sinh rồi trốn nhanh vào phòng ngồi bên Docago đang  mải mê dịch sách ….

Đất Việt: Điện ảnh Việt: “Dốt từ diễn viên đến đạo diễn”

Nhìn từ thực tế hiện nay cho thấy, phim do Nhà nước tài trợ ngày càng “cạn kiệt” nhưng hễ “thò” cái nào ra y rằng bị… “bệnh”.

Trong khi các hãng phim tư nhân giới thiệu đến công chúng hết phim này đến phim khác thì các hãng Nhà nước gần như đặp chiếu. Đã vậy, cứ bộ phim nào chuẩn bị ra mắt thì lại mắc hết “bệnh” này đến “bệnh”. NSND Thế Anh chia sẻ: “Hiện nay nhân lực làm điện ảnh của Việt Nam không thiếu, chỉ có điều là quá dốt, dốt từ diễn viên đến đạo diễn, nhưng cứ đổ lỗi cho hết cái này đến cái khác”.

Từ “bệnh” bản quyền đến “bệnh” không tiền
Chỉ cần điểm qua các dự án phim do Nhà nước đặt hàng tài trợ từ khi mừng Đại lễ 1000 năm đến nay đã cho thấy có quá nhiều rắc rồi. Chẳng hạn như bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ được đầu tư 56 tỷ đồng từ năm 2009 đến nay vẫn… “im thin thít và lặn mất tăm”. Giờ đây cả UBND thành phố Hà Nội và Công ty cổ phần Phim truyện I đều không ai muốn trả lời về số phận của nó.
Gần đây nhất, khi bộ phim Huyền thoại 1C là dự án phim truyền hình lịch sử hiếm hoi được Bộ VH,TT&DL làm chủ đầu tư, Công ty Cổ phần Tây Nam Phim sản xuất với tổng kinh phí lên tới 20 tỷ đồng, dài 22 tập, mới phát sóng được một nửa số tập thì bị mắc “bệnh” bản quyền. Cụ thể, phim đề tên tác giả kịch bản là Đoàn Minh Tuấn, tên tác giả kịch bản nâng cao là nhà văn Anh Động, nhưng trên một tờ báo, nhà văn Anh Động đặt câu hỏi Đoàn Minh Tuấn là ai mà đứng trước tên ông trong bộ phim này. Trong khi đó, nhà sản xuất lại nói rằng kịch bản ban đầu do biên kịch Đoàn Minh Tuấn viết, sau đó, nhà văn Anh Động – người từng tham gia chiến trường 1C – chỉnh sửa thêm. Vậy là, từ những chuyện “hậu trường” không rõ ràng, thiếu chuyên nghiệp, bộ phim lịch sử đã vướng phải những lùm xùm không đáng có.
Cảnh trong phim “Huyền Thoại 1C”
Bồi thêm vào “mớ bòng bong này” là kỳ án 44 tỷ đồng của Cục Điện ảnh hồi năm ngoái, và đến giờ này được phán một câu xanh rờn: đình chỉ vụ án… cho đến khi bắt được Phạm Thanh Hải, kẻ đang biến mất.
Từ sự việc này điện ảnh Nhà nước gần như đi vào ngõ cụt. Bởi từ khi vụ việc xảy ra đến nay các hãng phim Nhà nước đều năm há mồm chờ… sung rụng. Điều này đã được chứng minh, vì chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hết năm 2012 vậy mà chưa có phim nào hoàn thành. Ví như phim Những người viết huyền thoại (kịch bản: Nguyễn Anh Dũng; đạo diễn: Bùi Tuấn Dũng) của Hãng phim truyện Việt Nam và Cát nóng (kịch bản: Phạm Thùy Nhân; đạo diễn: Lê Hoàng) của Hãng phim Giải Phóng. Hai phim này mới xong giai đoạn quay hình, đang chuẩn bị làm hậu kỳ để kịp ra mắt vào cuối năm.
Há miệng chờ chính sách
Điện ảnh Nhà nước thì ngày một thảm. Trong khi đợi Nhà nước có chính sách cho điện ảnh thì các hãng phim Nhà nước chỉ còn cách ngồi chờ sung rụng. Đơn cử là khi hỏi lãnh đạo hai hãng phim lớn nhất của Nhà nước là Hãng phim truyện Việt Nam và Hãng phim Giải Phóng về kế hoạch sản xuất phim thì đều nhận được câu trả lời: chưa có kế hoạch vì còn chờ chính sách mới.
Phim “Thái sư Trần Thủ Độ”
Theo NSND Thế Anh, hiện nay ta đã có “bột” rồi, nhưng vẫn thiếu người thợ giỏi để “gột nên hồ”. Cần phải đầu tư nhiều cho chất xám, vì hiện nay chúng ta đã xuất khẩu được gạo, cao su, dầu… nhưng riêng nghệ thuật thì chưa thể xuất khẩu được. Giá trị văn hóa của Việt Nam đang ở con số không. Nhưng quan trọng hơn hết, để giải thoát được tình trạng này thì Nhà nước phải sắn tay  quan tâm đến điện ảnh một cách thực sự và đúng cách, nếu không, điện ảnh sẽ càng ngày càng thảm.
Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang thì cho rằng, hiện nay điện ảnh Việt Nam đã có sự phát triển đối với dòng phim tư nhân, nhưng chỉ có điều chất lượng nghệ thuật của dòng phim này không cao, nhiều khi biến điện ảnh thành một thứ như tấu hài. Do đó, một mặt đáp ứng thị hiếu của người xem nhưng một mặt nào đó cũng có hại cho điện ảnh. Còn dòng phim Nhà nước thì thực sự một vài năm lại đây đang ngày càng đi xuống vì không có kinh phí một phần là do những thất thoát của ngành điện ảnh vừa qua. Hàng năm chỉ có thể cho ra đời được 1 – 2 phim mang tính nghệ thuật.
Với một bên là để cho điện ảnh tồn tại đó là phim thương mại, còn một bên là để nghệ thuật phát triển thì lại không có nhiều tiền để làm. Kinh phí không có thì làm sao làm được. Do đó theo tôi, giải pháp đầu tiên là phải có một chính sách nào đó của nhà nước để ủng hộ điện ảnh. Có thể nguồn tiền đó được thu từ đâu đấy. Chẳng hạn giờ họ có quyền làm phim thương mại nhưng cái nguồn tiền từ phòng vé đó sẽ có một phần trích lại đầu tư cho điện ảnh. Cái này là do chính sách của nhà nước và phải do nhà nước ra lệnh mới có thể làm được. Phải có quỹ điện ảnh tốt để đầu tư thêm cho điện ảnh. Dòng phim nghệ thuật có vẻ không hút khách nhưng lại là dòng phim đại diện cho VN đi thi quốc tế.
Phim “Huyền Thoại 1C”
Còn về đào tạo là khâu quan trọng nhất, vì cơ sở vật chất của trường đào tạo điện ảnh của ta hiện nay đã tốt hơn rất nhiều, nhưng phải có thầy giỏi và phải được tái đầu tư. Đặc biệt là những em có tài năng thì nên có những đầu tư vào họ. Tôi đã đi chấm thi cho những phim trẻ thấy nhiều em có tài năng hơn hẳn và nếu họ được đi học lên cao nữa, chẳng hạn như sang Mỹ, Hàn Quốc để học hỏi thì sẽ chất lượng hơn gấp nhiều lần.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã khẳng định: “Để Điện ảnh Việt có chỗ đứng trong lòng khán giả, vai trò Nhà nước là không thể bỏ qua. Tuy nhiên, việc tài trợ phim lại không thể làm như cũ, với lối cào bằng về kinh phí cho mọi loại phim. Vì thế, cơ chế tài trợ này cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ bằng những chế tài minh bạch, nếu không lại thành cơ hội để mưa móc cho nhau thì tệ lắm. Trong trường hợp không thể có chế tài đủ mạnh để làm trong sạch đường đi của nguồn tài chính từ ngân sách, thì có lẽ nên xóa sổ cái gọi là điện ảnh luôn cho khỏi mệt. Lúc đó, phim thị trường sẽ thoải mái lên ngôi, và các Chàng men nàng bóng cứ việc dung dăng dung dẻ”.

Theo Đất Việt

 

Thơ tứ tuyệt 4 ngữ:của Lê Xuân Khải . Nguyễn Chân dịch sang Pháp Nga

 

12 BÀI TỨ TUYỆT CỦA LÊ XUÂN KHẢI
DO NGUYỄN CHÂN CHUYỂN NGỮ TỪ HÁN-VIỆT
SANG PHÁP VĂN VÀ NGA VĂN
 
1.惜 青 春
春 去 幾 回 春 又 來
長 空 鳥 語 馥 香 開
青 春 去 去 長 相 別
回 首 庭 前 歲 底 梅


TÍCH THANH XUÂN
Xuân khứ kỉ hồi, xuân hựu lai.
Trường không điểu ngữ phức hương khai.
Thanh thanh, khứ khứ trường tương biệt.
Hồi thủ đình tiền tuế để mai.


Tác giả tư dịch: TIẾC TUỔI TRẺ
Xuân trở lại, không đi biền biệt.
Ngát hương hoa, chim hót tầng không.
Tuổi xanh biền biệt khôn cùng.
Cuối năm mai nở lạnh lùng trước sân.
1962


Nguyễn Chân dịch ang Pháp và Nga :
REGRET POUR LA JEUNESSE PASSÉE
Le printemps va et vient par intermittences
Chantent les oiseaux, s’ouvrent les fleurs odorantes
D’années en années la jeunesse nous quitte
Dans la cour, une fleur d’abricotier tardive.


СОЖАЛЕНИЕ ОБ УШЕДЩЕЙ ВЕСНЕ
Приход и уход весен чередуются
Поют птицы, цветы распускаются
Год за годом к старости людей толкает
Во дворе позний абрикосовый цвет.


NGUYỄN CHÂN dịch 25.04.2009

 

 

2.中 秋
窗 外 中 秋 月 魄 圓
青 絲 銀 縷 滿 長 天
月 移 樹 影 風 聲 動
孤 鳥 深 叢 醒 寂 眠


TRUNG THU
Song ngoại trung thu nguyệt phách viên.
Thanh ti, ngân lũ mãn trường thiên.
Nguyệt di thụ ảnh phong thanh động.
Cô điểu thâm tùng tỉnh tịch miên.


TRUNG THU
Trăng trung thu ngoài song vành vạnh.
Sáng lung linh toả ánh trời thu.
Gió xao động, bóng đung đưa.
Chim khuya thức dậy thẫn thờ trong cây.
1973


MI-AUTOMNE
Hors de la fenêtre la pleine lune éclaire
De ses rayons argentés tout le firmament,
Et déplace l’ombre des arbres. Siffle le vent
Qui réveille l’oiseau dormant dans la clairière.


СЕРЕДИНА ОСЕНИ
Вне окна полная луна своими лучами
Освещает просторный небесный свод
Перенося сени деревьев. Ветерёк
Возбуждает птицу на верхушке сосны


NGUYÊN CHAN dịch 25.04.2009

Nguyễn Thế Lục( 阮世錄)- Thơ song ngữ : Sớm xuân ngồi thiền

I.-Sớm xuân ngồi thiền
 
Xuân tới vườn xuân ngập sắc hồng
Đào mai tươi, úa tứ mông lung
Chơi xuân thiền định cùng quan điểm
Xuân ý lòng ta một mộng chung.
春朝坐禪
春就庭園滿地紅
桃梅鮮謝思朦朧
遊春禪定相觀點
春意吾心一夢同
Phiên âm
Xuân triêu tọa thiền
Xuân tựu đình viên mãn địa hồng
Đào mai tiên tạ tứ mông lung
Du xuân thiền định tương quan điểm
Xuân ý ngô tâm nhất mộng đồng.
II.-Nhớ nhà
Chim hôm thoi thóp về rừng
Đàn trâu lững thững trên đường về thôn
Ngọn cây leo lắt tà dương
Bâng khuâng lữ khách tha hương nhớ nhà.
 思鄉
眾鳥歸巢宿
群牛向塢回
樹梢斜影動
旅客觸鄉懷
Phiên âm
Tư hương
Chúng điểu quy sào túc
Quần ngưu hướng ổ hồi
Thụ tiêu tà ảnh động
Lữ khách xúc hương hoài.

Hoa Ai(RFA): Có nên dạy truyen Tấm Cám ở trong trường ?

Câu chuyện dân gian “Tấm Cám” lại gây nhiều chú ý khi một học sinh ở Hà Nội đạt điểm kém trong bài luận văn dù dư luận đánh giá học sinh này nhập vai Cám rất đạt theo yêu cầu của đề bài.

Courtesy of nguoilaodong.com

Ảnh minh họa truyện Tấm – Cám

Từ bài văn bị điểm kém

Khoảng một năm về trước, dư luận sôi nổi bàn thảo về việc chỉnh sửa nội dung câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” trong sách giáo khoa. Có rất nhiều ý kiến ủng hộ thay đổi đoạn kết để truyện được nhân văn hơn và phù hợp với xu hướng giảng dạy về tính nhân bản cho học sinh trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng cần phải giữ gìn nguyên bản các câu chuyện dân gian, đặc biệt đối với truyện “Tấm Cám” trong ngụ ý là cái ác phải bị tiêu diệt tận gốc rễ.

Trong những ngày vừa qua, một lần nữa, câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” lại là tâm điểm tranh cãi của những người quan tâm từ học sinh, phụ huynh, cho đến giáo viên, các nhà nghiên cứu tâm lý và các chuyên gia xã hội. Với đề bài “Hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám”, một bạn học sinh phổ thông trung học đã hoàn tất bài luận văn của mình mà theo nhận xét của dư luận là “đặc sắc”. Đoạn kết của bài văn được viết như sau:

“Rồi có một con đến thử rất giống con Tấm nhưng đẹp hơn, nó chỉ gần bằng tao thôi sao lại vừa giầy nhỉ. Bực quá! Gọi nó thì đúng nó rồi. Vua đưa nó về tổ chức đám cưới luôn mới sợ. Con này là con ôsin mà, vua mù rồi. Đến ngày giỗ bố nó cũng biết đường vác mặt mà về. Bây giờ oai như cóc rồi, bà sẽ cho mày một phen”.

Theo yêu cầu là phải nhập vai nhân vật Cám, bài văn nhận được sự ủng hộ của nhiều người vì học sinh này rất sáng tạo và lột tả được tính cách ác độc của nhân vật Cám. Tuy nhiên, bài văn chỉ nhận được 3, 25 điểm với lời nhận xét của giáo viên là “nhân vật Cám của em đáng sợ quá!” bên cạnh nhận xét về “chữ nghĩa cẩu thả” và “không biết cách làm bài nghị luận xã hội”.

Trong cuộc trao đổi giữa các học sinh với đài RFA, các em cho biết sẽ viết bài luận văn như bạn học sinh ở Hà Nội nếu đề bài yêu cầu nhập vai Cám. Các em đều cho rằng sẽ rất thích những đề bài luận văn như thế vì các em thích sự trải nghiệm mới, thách thức mới. Nếu cứ mãi gò bó vào một nhân vật khuôn mẫu sẽ rất nhàm chán, bài văn trở nên mờ nhạt và sáo rỗng. Học sinh tên Mai ở TP. HCM cho biết vì sao ủng hộ bài luận văn của bạn học sinh ở Hà Nội:

“Chắc là sẽ viết giống như vậy. Với lại nhìn vào lời phê của cô giáo thấy rất bất hợp lý so với đề bài cô cho. Cho là đóng nhân vật Cám nhưng cô phê trong đó là sai theo bài nghị luận xã hội. Nếu yêu cầu đóng vai Cám thì bạn đã làm đúng đề chứ đâu lạc đề như cô nói đâu. Nhân vật Cám mà bạn xây dựng rất đặc sắc. Nó đúng theo hình tượng của cô gái rất đanh đá, chanh chua và độc ác chứ không có gì giống như cô nói là vai Cám của em quá đáng sợ.”

Như theo suy nghĩ và cảm nhận của nhiều người thì câu hỏi đặt ra vì sao cô giáo ra đề bài lại tự mâu thuẫn với chính mình? Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình nhận xét diễn viên một khi đóng vai phản diện quá đạt có thể bị công chúng lên án và có khi mang họa vào thân nhưng chính diễn viên đó đã thành công trong vai diễn. Trong trường hợp học sinh dùng lời lẽ đưa đến đỉnh điểm để người đọc phải phẫn nộ, cô giáo là người ra đề nhưng cô giáo không thể kiểm soát được bản thân mình và đưa ra nhận xét cũng như cho điểm thấp, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình lý giải về quyết định của cô giáo:

“Ở chỗ này phải thông cảm cho, tức là cô giáo đã có thể không hình dung nổi được rằng phần bụi bặm, phần nhem nhuốc, phần lăn lê bò toài, phần nhếch nhác của xã hội đã thẩm vào học trò mình lớn như thế. Nên cũng phải nhận hộ cho cô giáo như vậy.”

Phản ánh hiện thực xã hội

 

noidungbaivantamcamvoiloiphecuac-250.jpg
Lời phê trên bài văn bị điểm kém

Rõ ràng lời nhận xét “nhân vật Cám của em đáng sợ quá” của cô giáo không gói gọn trong một bài luận văn mà lời nhận xét này phản ảnh một sự lo lắng về nhân cách của một con người trong xã hội. Học sinh sử dụng ngôn ngữ biểu đạt cũng như cách hành xử trong đời sống thực tiễn là do ảnh hưởng từ phim ảnh, sách báo và qua những người mà các em tiếp xúc hằng ngày. Do đó nhu cầu giáo dục của nhà trường về trí thể mỹ đức cho học sinh là điều tất yếu. Thế nhưng, những câu chuyện cổ tích Việt Nam như “Thạch Sanh Lý Thông”, “Ăn Khế Trả Vàng”, “Tấm Cám” đều kết thúc bằng hình ảnh kẻ ác bị diệt trừ. Riêng truyện “Tấm Cám” lại kết thúc bằng hành động giết người của Tấm. Liệu rằng những câu chuyện dân gian này có còn phù hợp để giảng dạy trong nhà trường với mục đích giúp cho học sinh hướng về đời sống chân thiện mỹ? Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình đưa ra nhận định: 

“Văn học dân gian là kết tinh trí tuệ của nhân dân. Lúc đầu cũng có người sáng tạo hẳn hoi nhưng do bị sửa đi sửa lại rất nhiều và dần dần trở thành thành tựu của trí tuệ. Cho nên việc rao giảng các bài học đó là cần thiết nhưng vấn đề là đọc những bài giảng đó, đọc những câu chuyện đó rồi thẩm như thế nào là phụ thuộc vào người lên lớp. Cho nên tôi nghĩ rằng là trong tương lai người ta vẫn tiếp tục dạy những bài học luân lý, đưa những câu chuyện ngụ ngôn dưới dạng truyện này truyện khác hướng đến cái thiện. Vậy thì những bài học đó vẫn là tuyệt vời.”

Cô giáo đã có thể không hình dung nổi được rằng phần bụi bặm, phần nhem nhuốc, phần lăn lê bò toài, phần nhếch nhác của xã hội đã thẩm vào học trò mình lớn như thế.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình

Trong số những học sinh chúng tôi tiếp xúc, các em cho biết rất thích được hóa thân vào những nhân vật đa dạng khác nhau chẳng hạn như nhân vật Cám là một điển hình. Có em cho rằng sẽ thể hiện nhân vật Cám còn “ấn tượng” và độc ác hơn cả nhân vật Cám của bạn học sinh ở Hà Nội nhưng sẽ đưa vào thêm những lập luận về nhân vật Cám ở cuối bài luận văn. Các em chia sẻ là muốn được sáng tạo qua nhân vật Cám nhưng chắc chắn sẽ chọn cách sống của Tấm vì bao giờ ai cũng muốn mình làm người tốt, được xã hội tôn trọng và yêu mến.

Những câu chuyên cổ tích trong đó có truyện “Tấm Cám” là bản sắc văn hóa của Việt Nam. Thế hệ trẻ Việt Nam mong muốn được học hỏi, hiểu biết và tiếp tục lưu truyền nét văn hóa này. Thông điệp từ văn học dân gian có mang ý nghĩa truyền dạy “ở hiền gặp lành” và hướng con người đến cuộc sống đạo đức, tích cực hay không là tùy thuộc vào bản lãnh của người giáo viên trên bục giảng.